Bệnh Newcastle ở gà, còn được gọi là dịch tả gà hay bệnh gà rù, là một trong những bệnh thường gặp, dễ lây lan và có tỷ lệ chết cao. Bệnh này gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi.
Mời các bạn hãy cùng Đá gà trực tiếp Thomo tìm hiểu những kiến thức hữu ích bệnh newcastle ở gà qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân chính bệnh newcastle ở gà
- Bệnh do Paramyxovirus, một loại virus ARN gây ra, có tỷ lệ chết cao và lan truyền nhanh chóng.
- Bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp.
- Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và vào bất kỳ thời điểm nào.
>> Xem thêm: Bệnh E.coli trên gà là gì? Nguyên nhân và thuốc đặc trị hiệu quả
Bệnh newcastle ở gà có triệu chứng như thế nào
Gà mắc bệnh có triệu chứng sốt cao, giảm ăn.
- Triệu chứng hô hấp: Hen khẹc, vẩy mỏ, đau mắt, chảy nước mắt và nước mũi, mào tích tím bầm, gà hen ngáp, rướn cổ lên trời để thở, phát ra tiếng “tooc” đặc trưng.
- Triệu chứng tiêu hóa: Gà chướng diều, chứa thức ăn không tiêu, khi dốc ngược gà thấy dịch nhớt chảy ra từ miệng. Gà tiêu chảy có phân màu xanh – trắng.
- Triệu chứng thần kinh: Gà ngoẹo đầu, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, co giật khi bị kích thích. Gà liệt chân, cánh, cổ và đi lại khó khăn.
- Gà đẻ: Giảm đẻ từ 10-60%, giảm chất lượng trứng (vỏ trứng mỏng, đổi màu vỏ,…).
Cách chữa bệnh newcastle ở gà hiệu quả
Bệnh Newcastle dịch tả gà là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bà con có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu thiệt hại:
Bước 1: Vệ sinh
- Phun MEDISEP (liều 1,5 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (liều 9 ml/5 lít nước), sử dụng 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m² chuồng nuôi, phun 1 lần/ngày trong suốt thời gian xử lý dịch.
Bước 2: Vaccine khẩn cấp
- Sử dụng ngay khi có dấu hiệu bệnh bằng vaccine MYVAC ND-S, tiêm dưới da cổ (hoặc tiêm cơ ngực) theo liều chỉ định. Lưu ý chỉ dùng MYVAC ND-S khi gà trên 1 tháng tuổi và đã tiêm ít nhất 1 lần vaccine MYVAC NDIB hoặc các vaccine Newcastle sống khác.
Bước 3: Bổ trợ
- Dùng BIOMUN (liều 2-4 ml/lít nước) liên tục đến khi phục hồi, giúp tăng lực nhanh, tăng sức đề kháng, giải độc gan thận cấp và phục hồi thể trạng.
- Dùng DECOLVET (liều 1 g/lít nước) 2-3 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày, giúp hạ sốt nhanh.
Bước 4: Sử dụng kháng sinh phòng kế phát
- Sau khi dùng thuốc bổ trợ 1-2 ngày, pha GENDOX FORT (liều 100 g/1,5 tấn thể trọng/ngày), dùng liên tiếp từ 3 đến 5 ngày hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ thú y.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh Newcastle ở gà, còn gọi là bệnh gà rù hay dịch tả gà. Hy vọng sẽ giúp chia sẻ kiến thức hữu ích cho quý bà con chăn nuôi.
>> xem thêm: Bệnh ORT trên gà nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị hiệu quả
Kỹ thuật phòng bệnh newcastle ở gà cho các hộ chăn nuôi
Bước 1: Vệ sinh
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ bằng MEDISEP (liều 1,5 ml/lít nước) hoặc NEO ANTISEP (liều 9 ml/5 lít nước), sử dụng 2-4 lít dung dịch đã pha/100 m² chuồng nuôi, phun định kỳ 2-3 lần/tuần.
- Rắc GOOD FARM lên chất độn chuồng (liều 1 kg/10-20 m² chuồng) để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh.
Bước 2: Vaccine
- Sử dụng vaccine phòng bệnh theo lịch khuyến cáo, bao gồm các chủng vaccine MYVAC ND-IB, MYVAC ND EMULSION, MYVAC ND-S.
Bước 3: Bổ trợ
- Sử dụng ACID LAC WAY và B.MULTI PLUS (liều 1 g/lít nước), cho gà uống 3-5 giờ/ngày hoặc trộn 1-2 kg/tấn thức ăn, bổ sung đều đặn hàng ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn, giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm tiêu chảy và nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm tăng cao đề kháng như tăng lực, chống stress (TONIC VIT C), bổ gan thận (HEPA DETOX POWDER).
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh Newcastle ở gà, còn gọi là bệnh gà rù hay dịch tả gà. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý bà con trong việc chăn nuôi và kiểm soát bệnh tật.